TRẦM CẢM TRONG THAI KỲ

Sáng nay nhìn trời vần vũ chuyển mưa, tự nhiên thốt lên câu "chắc trầm cảm mất thôi" – một mình.
Vậy là tìm đọc bài này. Vì mình chợt nghĩ, thời gian này, mấy Mẹ bầu chắc còn dễ lo lắng, sợ hãi hơn.
Khi có một nỗi buồn, lo lắng, sợ hãi nào đó đeo bám bạn, làm ảnh hưởng suy nghĩ, tâm trạng, thói quen và hoạt động của bạn, hãy chú ý, coi chừng “trầm cảm ghé thăm”.
 
Có nhiều mẹ bầu bị trầm cảm khi có thai không?
Người ta thống kê cứ 10 người mang thai thì có một người bị trầm cảm trong thai kỳ (mùa dịch chắc nhiều hơn, hẳn rồi). Thường thì những bà mẹ có thai lần đầu, thai ngoài ý muốn hoặc từng có biến cố trong những lần mang thai trước sẽ dễ bị hơn.
Nếu mẹ trải qua chuyện không vui như mất đi người thân, hôn nhân không bình yên, đột ngột phải sống xa người thân…thì nhiều khi chưa đến mức trầm cảm nhưng sẽ stress, lo âu nhiều hơn. Nếu thật vậy cũng nên tìm người để trút hết tâm tư trong lòng cho bớt buồn.
 
Làm sao nhận biết mình có đang trầm cảm hay không?
Hãy tự quan sát mình trong khoảng thời gian 2 tuần gần đây mình có mấy dấu hiệu này không:
- Gần như ngày nào cũng tuột “mood”, hay là thấy buồn bã.
- Không thấy hứng thú với công việc hay các hoạt động thường nhật.
- Luôn cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, hay cảm thấy có lỗi.
- Ngủ nhiều hơn bình thường, hoặc mất ngủ, không ngủ được.
- Ăn không ngon, sụt cân, hoặc ngược lại là ăn nhiều, ăn liên tục và tăng cân nhanh.
- Cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng
- Khó tập trung, khó ra quyết định.
- Luôn bồn chồn, hoặc chậm chạp
- Nghĩ đến cái chết, muốn tự tử (mức này là nặng rồi đó). Nếu có nghĩ đến điều này, lập tức đi khám, hoặc kể cho người mình yêu thương, tin tưởng nhất (chồng, mẹ, bạn thân, chị em gái).
 
Trầm cảm khi mang thai có điều trị được không?
Được, bác sĩ có chuyên môn sẽ tư vấn, tháo gỡ những gút mắc trong lòng bạn, hoặc cho bạn uống thuốc chống trầm cảm nếu cần.
Nếu không điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, chẳng hạn: sinh non, thai không phát triển tốt, sau khi chào đời em bé có khuynh hướng khóc nhiều hơn, và nhiều vấn đề nữa khi em bé lớn lên. Trước mắt, sau khi sinh con, bạn lại dễ bị trầm cảm sau sinh nữa.
Mang thai là điều hạnh phúc của phần lớn các bà mẹ, nhưng cũng là “gánh nặng” với một số ít trường hợp khác. Dẫu gì đi nữa, thì em bé trong bụng không có lỗi lầm gì, hãy thương em bé mà cố gắng. Mẹ mà, không thương con thì ai thương bây giờ.
 

Bạn Có Thể Quan Tâm

HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG TRONG THAI KỲ

26/10/2022

Hạn chế vận động hay nằm nghỉ tại giường từng được hướng dẫn cho thai phụ như là một biện pháp điều trị, nhất là những trường hợp dọa sẩy thai, dọa sinh non, tăng huyết áp, nhau tiền đạo, đa thai v.v…

CHUYỆN THỬ THAI – QUE THỬ HAY XÉT NGHIỆM MÁU TỐT HƠN

30/08/2022

Để biết có thai có 3 cách chính: thử máu, thử que, hoặc đi siêu âm. Que thử thai tại nhà thì chắc ai cũng biết rồi, thử máu thì chắc các chị hiếm muộn rành hơn, còn siêu âm cũng không xa lạ gì. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng đâu nha. Giờ mình kiểm tra thử xem.

CHUYỆN NƯỚC ỐI

04/09/2022

Em bé nằm trong tử cung của mẹ, xung quanh là nước ối. Nước ối rất quan trọng cho sự sống và phát triển của thai nhi, tạo môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối. Ngoài ra nước ối còn giúp bảo vệ em bé nữa. Khi chuyển dạ hay sanh, nước ối giúp cho quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.