1. Đôi điều về vết mổ trên tử cung:
- Về cơ bản, mổ lấy thai có 2 “kiểu”: mổ dọc hoặc mổ ngang. Vết sẹo trên bụng bạn có thể là dọc hay ngang giống như vậy, nhưng quan trọng là đường mổ trên tử cung. Hầu hết, các bác sĩ sẽ mổ ngang nếu không có gì đặc biệt buộc phải mổ dọc. Lý do đường mổ ngang sẽ ít chảy máu hơn. Ngoài ra, nếu mổ đường ngang trên tử cung, khi mang lại có thể theo dõi sanh ngả âm đạo nếu thuận lợi và không có điều gì bắt buộc mổ lại.
- Bạn cần giữ lại các giấy tờ liên quan đến cuộc phẫu thuật để có thông tin chính xác, điều này sẽ giúp ích cho nhân viên y tế rất nhiều.
- Lý do mổ, số lần mổ, các biến cố trong và sau mổ đều là những thông tin cực kỳ quan trọng cho lần mang thai tiếp theo.
- Nguy cơ đáng lưu ý cho lần mang thai sau là vỡ tử cung, đừng sợ, tỷ lệ vỡ tử cung khoảng 4 – 9%, do vậy phần lớn các bà mẹ đều an toàn. Vỡ tử cung có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng thương là gần hoặc trong chuyển dạ. Vì lý do nào đó phải mổ lại trong lần mang thai tiếp theo, hãy chuẩn bị tinh thần mổ lấy thai sớm hơn thơi điểm mong muốn. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa những lợi ích và nguy cơ cho mẹ và thai để quyết định thời điểm mổ lấy thai lại.
- Nếu tôi chưa từng mổ lấy thai nhưng có mổ bóc u xơ tử cung…thì câu chuyện cũng giống như bạn mổ lấy thai vậy đó, vì mổ bóc u xơ tử cung cũng là vết mổ trên tử cung. Một lần nữa, bạn cần giữ lấy các giấy tờ liên quan cuộc mổ để bác sĩ có thông tin chính xác, mang tính quyết định thời điểm chấm dứt thai kỳ.
- Có – khác nhiều, vì khi này không ai can đảm thử thách chuyển dạ sinh thường do khả năng vỡ tử cung cao hơn. Ngay cả việc mổ lấy thai lại cũng khó khăn hơn, nhiều rủi ro hơn so với chỉ mổ 1 lần trước đó.
- Hơn nữa, mổ lấy thai nhiều lần sẽ dễ bị nhau cài chặt vào tử cung (gọi là nhau cài răng lược) hoặc chảy máu nhiều sau mổ, đôi khi các bác sĩ cần cắt tử cung để cầm máu. Do vậy, thật sự chỉ nên mổ lấy thai khi đúng chỉ định Y khoa.