MẸ LÀ SIÊU NHÂN

Khi mẹ mang thai, mọi người chỉ nhìn thấy sự thay đổi hình thể - cái bụng mẹ to dần, to dần. Nhưng sự thật bên trong cơ thể người mẹ diễn ra những biến đổi lớn lao vô cùng.

  • Tim mạch: thể tích máu tăng 30-50%, điều này nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn. Nhịp tim tăng 10-20 lần/phút (muốn biết cảm giác, bạn cứ leo 3 tầng lầu rồi cảm nhận). Đỉnh điểm của sự gia tăng hoạt động tim mạch là khoảng 20-24 tuần.
  • Hô hấp: gia tăng nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể làm tăng tiết dịch nhầy ở mũi, khiến mẹ nghẹt mũi. Tử cung to lên, cơ hoành bị nâng lên, mẹ hô hấp khó khăn hơn, giảm thông khí một cách tương đối. Sự thay đổi về hô hấp, tim mạch khiến người mẹ mệt mỏi, không thể linh hoạt như bình thường.
  • Gan, mật: estrogen là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự hình thành sỏi mật; nó làm tăng nồng độ cholesterol trong mật dẫn đến tăng nguy cơ hình thành sỏi mật. Ứ mật trong thai kỳ xảy ra khi dịch mật từ gan bị ngừng trệ trong khi mang thai. Cơ chế chính xác là không rõ ràng, nhưng các yếu tố di truyền, nội tiết tố và môi trường đều có thể là yếu tố góp phần. Cuối thai kỳ thường xảy ra tình trạng ứ mật, gây ngứa và nổi ban nhiều ở tay và chân.
  • Tiết niệu: thận phải làm việc chăm chỉ hơn trong thai kỳ vì phải lọc lượng máu nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, tử cung tăng kích thước dần lên, chèn ép bàng quang nằm bên cạnh làm cho người mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Và hậu quả là ban đêm, mẹ sẽ mất ngủ vì đi tiểu liên tục.
  • Da và tóc: do hoạt động của nội tiết tố ở buồng trứng và tuyến thượng thận, người mẹ có thể xảy ra tình trạng rậm lông, ngay sau sinh lại rụng tóc rất nhiều. Cũng chính thay đổi nội tiết làm da mẹ sạm, nám (thấy rõ ở rốn, núm vú). Sự căng dãn làm thay đổi cấu trúc gây rạn da, cảm giác ngứa rát da…Ngoài ra, mẹ có thể bị nổi rất nhiều mụn. Việc sử dụng thuốc điều trị mụn tuyệt đối cần có sự tham vấn của bác sĩ, vì một số loại có thể gây dị tật thai.
  • Thị giác: có thể có cảm giác khô mắt hoặc thay đổi thị lực, nhưng những thay đổi này chỉ là tạm thời. Nếu cần phải thay đổi kính nếu có sẵn bệnh lý về khúc xạ nên khám chuyên khoa.
  • Thần kinh: một số bà mẹ có thể cảm thấy đau đầu khi có thai. Nếu dấu hiệu này xuất hiện lần đầu trong thai kỳ, bạn cần thông báo với bác sĩ theo dõi, có thể đây là triệu chứng của tăng huyết áp. Nếu mẹ có tiền căn bị đau đầu Migraines (kiếu đau nửa đầu, đập từng nhịp theo mạch đập), chứng đau đầu có thể nặng hơn do tăng estrogen và nguy cơ tiền sản giật tăng gấp nhiều lần so với những người không bị.

 

Bà mẹ có thể rất mệt, rất cáu bẳn, rất khó chịu và rất rất nhiều thứ không được êm ái gì cho lắm. Nhưng rồi sau hết, mẹ sẽ được đền bù xứng đáng…

Bạn Có Thể Quan Tâm

HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG TRONG THAI KỲ

26/10/2022

Hạn chế vận động hay nằm nghỉ tại giường từng được hướng dẫn cho thai phụ như là một biện pháp điều trị, nhất là những trường hợp dọa sẩy thai, dọa sinh non, tăng huyết áp, nhau tiền đạo, đa thai v.v…

CHUYỆN THỬ THAI – QUE THỬ HAY XÉT NGHIỆM MÁU TỐT HƠN

30/08/2022

Để biết có thai có 3 cách chính: thử máu, thử que, hoặc đi siêu âm. Que thử thai tại nhà thì chắc ai cũng biết rồi, thử máu thì chắc các chị hiếm muộn rành hơn, còn siêu âm cũng không xa lạ gì. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng đâu nha. Giờ mình kiểm tra thử xem.

CHUYỆN NƯỚC ỐI

04/09/2022

Em bé nằm trong tử cung của mẹ, xung quanh là nước ối. Nước ối rất quan trọng cho sự sống và phát triển của thai nhi, tạo môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối. Ngoài ra nước ối còn giúp bảo vệ em bé nữa. Khi chuyển dạ hay sanh, nước ối giúp cho quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.