ĐAU ĐẦU – NHỨC ĐẦU KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đau đầu (nhức đầu) trong thời gian mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, thiếu ngủ, mất nước, hạ đường huyết v.v…Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng của tiền sản giật (một bệnh lý có thể rất nguy hiểm trong thai kỳ). Vì vậy, bạn nhất định phải thông báo dấu hiệu này cho bác sĩ khám thai của bạn khi xuất hiện đau đầu hay đau nửa đầu.

Nếu tôi bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, tôi có thể làm gì?
Đầu tiên, nhắc lại là báo cho bác sĩ khám để loại trừ ngay bệnh lý. Ngoài ra, bạn có thể

  • Massage đầu nhẹ nhàng
  • Uống nhiều nước hơn
  • Ăn đủ bữa, chú ý không để quá đói
  • Nếu nhạy cảm với ánh sáng/ âm thanh, cần tự mình hạn chế bị kích thích cơn đau đầu, như mang kinh khi ra nắng, tránh nơi ồn ào.
  • Uống thuốc giảm đau với tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu cơn đau đầu xuất hiện đột ngột, đau nhiều hơn so với cơn đau thường gặp, đặc biệt xuất hiện đau đầu ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai. Ngoài ra, những cơn đau đầu liên quan tăng huyết áp thường dai dẳng, xảy ra thường xuyên. Nếu thấy đau đầu kèm thay đổi thị lực, nhìn mờ, đau vùng bụng bên phải, hoặc thấy mặt, tay chân phù lên, bắt buộc phải đi khám ngay, đừng trì hoãn

 

Để hạn chế cơn đau đầu, bạn có thể áp dụng vài cách sau đây:

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và cố gắng thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Tập thể dục (đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày chẳng hạn)
  • Cân bằng dinh dưỡng, chú ý ăn uống đủ lượng, đủ chất, chia nhỏ bữa ăn để tránh bị đói.
  • Một số thức ăn có thể gây đau đầu bạn cần tránh đó là cà phê, chocolate…
  • Chú ý uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nói thêm về Acetaminophen – một thuốc giảm đau đầu thông dụng bạn có thể mua dễ dàng không cần toa thuốc (tên phổ biến là Panadol, Efferalgan v.v…) thường được chỉ định cho bà mẹ mang thai và cho con bú vì khá an toàn.
  • Tuy nhiên những nghiên cứu mới gần đây cho thấy có thể gây ảnh hưởng dài hạn cho trẻ nếu sử dụng không kiểm soát. Vì vậy, bạn tuyệt đối đừng tự ý mua uống, vì có thể không được chẩn đoán và xử trí thích hợp tiền sản giật cũng như ảnh hưởng em bé nếu sử dụng bừa bãi.

 

 

Bạn Có Thể Quan Tâm

HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG TRONG THAI KỲ

26/10/2022

Hạn chế vận động hay nằm nghỉ tại giường từng được hướng dẫn cho thai phụ như là một biện pháp điều trị, nhất là những trường hợp dọa sẩy thai, dọa sinh non, tăng huyết áp, nhau tiền đạo, đa thai v.v…

CHUYỆN THỬ THAI – QUE THỬ HAY XÉT NGHIỆM MÁU TỐT HƠN

30/08/2022

Để biết có thai có 3 cách chính: thử máu, thử que, hoặc đi siêu âm. Que thử thai tại nhà thì chắc ai cũng biết rồi, thử máu thì chắc các chị hiếm muộn rành hơn, còn siêu âm cũng không xa lạ gì. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng đâu nha. Giờ mình kiểm tra thử xem.

CHUYỆN NƯỚC ỐI

04/09/2022

Em bé nằm trong tử cung của mẹ, xung quanh là nước ối. Nước ối rất quan trọng cho sự sống và phát triển của thai nhi, tạo môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối. Ngoài ra nước ối còn giúp bảo vệ em bé nữa. Khi chuyển dạ hay sanh, nước ối giúp cho quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.