BÁC SĨ ƠI VỢ CHỒNG MONG CON THÌ ĂN UỐNG THẾ NÀO?

(dành cho người vợ - mai mốt viết dành cho chồng sau)

Câu hỏi bệnh nhân hay hỏi bác sĩ "bệnh này thì ăn gì/ kiêng ăn gì?". Mình cũng không hiểu sao bệnh nhân mình hay hỏi vậy. Đến giờ, mình vẫn quan niệm "ăn cân bằng, đừng quá nhiều một loại thực phẩm nào là ổn". Với sở thích trong ăn uống của mỗi người cũng khác nhau. Có người thích ăn miếng nhỏ mà đẹp; có người thích miếng thật to đậm đà...
Mấy thông tin này mình lượt dịch từ báo chính thống dành cho bác sĩ hiếm muộn đàng hoàng, vì thật lòng là mình cũng không quan trọng chuyện ăn uống lắm đâu. Mình làm cho bệnh nhân đang mong con mà suốt ngày cứ lo lắng chuyện ăn uống.

Nếu bạn đang mong con, nên đi khám hiếm muộn, cùng bác sĩ thảo luận những nguyên nhân có thể và tiến hành điều trị. Bên cạnh đó, bạn có thể chú ý những dưỡng chất sau đây:

  1. Acid folic: folate (dạng tự nhiên của vitamin B9) hoặc folic acid (dạng tổng hợp của vitamin B9), vì có khả năng:
    - GIảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ
    - Không gây hại
    - Rút ngắn thời gian thụ thai
    - Giảm những chu kỳ không phóng noãn
    Bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung, rất dễ mua trên thị trường.
  2. Vitamin D: tác dụng: 
    - Thúc đẩy trưởng thành noãn
    - Giúp đỡ trong quá trình làm tổ của phôi.
    Bạn có thể sử dụng chế phẩm chứa vitamin D, rất nhiều loại trên thị trường. Nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.
  3. Carbohydrates:
    Cả số lượng và chất lượng đều quan trọng trong cân bằng đường và insulin, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và chức năng của buồng trứng.
    Hiện tại người ta thấy rằng chế độ ăn giảm đường, tăng thực phẩm giàu chất xơ, ngũ côc nguyên hạt là có lợi cho sinh sản.
  4. Chất béo: hiện tại chưa rõ ràng.
  5. Protein: thịt, cá và các sản phẩm từ sữa
    Mấy loại này chưa đủ bằng chứng chứng minh chúng có lợi như thể nào, thịt đỏ hay trắng có lợi hơn nên cứ tuỳ thích, miễn sao cân bằng. Riêng đậu nành có nhiều bài báo nói có lợi, hoàn toàn không có hại cho phụ nữ mong con nên có thể chọn lựa. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt nam mình lo ngại thực phẩm không sạch, báo chí nước ngoài cũng e ngại những thực phẩm ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên sinh sản.

6. Ăn kiêng: chế độ ăn kiêng được đề nghị là tăng tiêu thụ chất béo chưa bão hoà, nhiều rau, đa sinh tố, đạm thực vật, sữa giàu chất béo, chất sắt, giảm carbohydrates sẽ có lợi. Gần đây mình cũng thấy thích thú với thông tin chế độ ăn kiểu Địa trung hải (nhiều rau, trái cây, cá, gia cầm, ít béo và dầu olive) cũng tốt. Nếu ăn nhiều thức ăn nhanh, ít rau sẽ kéo dài thời gian có thai (ai cũng biết thức anh nhanh không tốt, mà ít ai nghĩ rằng ảnh hưởng luôn việc có thai)

Bạn Có Thể Quan Tâm

HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG TRONG THAI KỲ

26/10/2022

Hạn chế vận động hay nằm nghỉ tại giường từng được hướng dẫn cho thai phụ như là một biện pháp điều trị, nhất là những trường hợp dọa sẩy thai, dọa sinh non, tăng huyết áp, nhau tiền đạo, đa thai v.v…

CHUYỆN THỬ THAI – QUE THỬ HAY XÉT NGHIỆM MÁU TỐT HƠN

30/08/2022

Để biết có thai có 3 cách chính: thử máu, thử que, hoặc đi siêu âm. Que thử thai tại nhà thì chắc ai cũng biết rồi, thử máu thì chắc các chị hiếm muộn rành hơn, còn siêu âm cũng không xa lạ gì. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng đâu nha. Giờ mình kiểm tra thử xem.

CHUYỆN NƯỚC ỐI

04/09/2022

Em bé nằm trong tử cung của mẹ, xung quanh là nước ối. Nước ối rất quan trọng cho sự sống và phát triển của thai nhi, tạo môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối. Ngoài ra nước ối còn giúp bảo vệ em bé nữa. Khi chuyển dạ hay sanh, nước ối giúp cho quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.