HÀNH TRÌNH MANG THAI – HÀNH TRÌNH KỲ DIỆU

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong vòi trứng, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và bắt đầu sự sống. Mầm sống hình thành trong bạn – mầm sống bé xíu xiu, nhỏ hơn hạt đậu rất nhiều. Trong tử cung, các tế bào phân chia, hình thành bánh nhau để nuôi sống phôi thai nhỏ bé kỳ diệu. Lúc này, bạn có thể nhận thấy vài biểu hiệu “khác lạ” buồn nôn, ăn khó tiêu, thay đổi vị giác (hay có cảm giác đắng miệng), mệt mỏi… Những dấu hiệu này khác nhau ở mỗi phụ nữ, thời gian kéo dài thường chỉ trong đôi ba tháng đầu thai kỳ.

Lời khuyên: hiện tượng nghén là dấu hiệu bé hiện hữu trong bạn. Hiện tượng này hay xảy ra buổi sáng (nên gọi là “morning sickness”), đôi khi kéo dài cả ngày nhưng rất hiếm. Mệt mỏi, nôn ói, nhạy cảm với mùi…là dấu hiệu thường gặp. Bạn đừng quá lo lắng vì nghén có thể là tín hiệu tích cực đối với thai kỳ. Tỷ lệ sẩy thai, thai lưu thấp hơn ở những bà mẹ bị nghén so với bình thường. Bạn cần chia nhỏ bữa ăn (ăn 6-8 bữa/ngày), ăn loãng, dễ tiêu, chọn bất kỳ món nào bạn yêu thích. Mỗi sáng thức dậy, bạn có thể “nhờ vả” chồng mang ít nước ấm, sữa ấm hay mẫu bánh nhỏ cho bạn. Điều này giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn, khó chịu, vừa nâng đỡ tinh thần cho bạn.

Bạn Có Thể Quan Tâm

TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS KHI CÓ THAI

Ngày 20/08/2019

Mấy chuyện này không hiếm ở những bà mẹ có thai lần đầu hay có thai sau điều trị hiếm muộn. Nhẹ nhẹ thì vui buồn thất thường, mới cười đó không dưng lòng buồn rười rượi; khóc cho nỗi buồn của cô gái thất tình trên…tivi

KHI VỢ CHUYỂN DẠ - SANH THÌ TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ?

Ngày 20/08/2019

Khi mới bắt đầu chuyển dạ: đi bộ quãng ngắn (nếu bác sĩ cho phép), nói chuyện, giúp cô ấy thư giãn. Khi cô ấy đau nhiều: động viên, khuyến khích cô ấy; giữa những cơn gò, nếu bạn được phép bên cạnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng giúp cô ấy đễ chịu.